Nghiên cứu và vận dụng giáo lí Phật học dưới thời Trần – Hồ (1226 – 1407)

Kinh đô Thăng Long có vinh dự là mảnh đất đã sinh thành hoặc nuôi dưỡng nhiều thiền sư, nhiều nhà nghiên cứu Thiền học nổi tiếng như Trần Thái Tông là người mở đầu triều đại nhà Trần, cũng là người nêu tấm gương sáng cho việc tu tập, nghiên cứu Thiền học của vương triều Trần. Các nhà vua anh hùng nối tiếp của triều Trần, mà tiêu biểu nhất là Trân Nhân Tông, là những người sùng phật, nghiên cứu sâu về Thiền học và khai thác những nhân tố tích cực của đạo Phật trong sự  nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Theo Giáo sư Vũ Khiêu, chính vì thế, mà phật giáo thời Trần mang nhiều nhân tố tích cực như: nhập thế, không giáo điều, không kinh viện, không chấp trước và còn có tính chiến đấu vì vận mệnh của Tổ quốc và lợi ích của nhân dân, đem lại cho Phật học những nét đặc trưng của dân tộc Việt Nam.

Trần Thái Tông, nhà vua – sùng Phật kêu gọi tinh thần yêu nước, tự mình làm tướng đi đốc chiến, chỉ huy toàn dân Đại Việt đập tan cuộc xâm lược lần thứ nhất của đế quốc Mông – Nguyên (1258). Với tinh thần đó, Trần Thái Tông để nêu lên một tấm gương sáng về sự kết hợp giữa giáo lí nhà Phật với chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.

trannhantong

Tôn tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông đang được thiết kế nơi núi Yên Tử, Quảng Ninh

Gần 30 năm sau, đến lượt người cháu đich tôn của Trân Thái Tông – vùa Trần Nhân Tông lại theo tấm gương của ông nội mình, cũng bằng chính thân mình đã làm ngọn cờ đoàn kết, lãnh đạo toàn thể dân tộc đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược thứ hai (1285)  và lần thứ ba (1288), quét sạch lũ giặc hung bạo Mông – Nguyên ra khỏi bờ cõi.

Chính “bằng bản thân mình” và bằng nhưng tư  tưởng đầy minh triết trong những trước tác về Thiên học của mình mà các ông đã khiến Phật giáo vốn chứa đựng nhiều yếu tố tiêu cực trở thành tích  cực, từ “xuất thế” thành “nhập thế”, dựa vào lòng từ bi, hỉ xả mà vẫn mài sắc ý chí diệt thù cứu nước, hiểu rõ phương châm trong trường hợp nào thì “không sát sinh”, và trong hoàn cảnh nào thì phải triệt để nêu phương châm “sát thát”, thể hiện quyết  tâm giết giặc bảo vệ độc lập, chủ quyền của Tổ quốc, bảo vệ bình yên của dân chúng.

Nho giáo củng cố trật tự gia tộc và trật tự xã hội phong kiến

Theo nghiên cứu của Giáo sư Vũ Khiêu, trong các vương triều Lý đầu  tiên cho đến Lý, Trần, Phật giáo phát triển mạnh mẽ, nhưng bên cạnh Phật giáo, Nho giáo vẫn được duy trì và phát triển, Nho giáo dần trở thành một nhu cầu lớn trong việc củng cố trật tự gia tộc và trật tự xã hội phong kiến.

Sang thời Trần, do yêu cầu củng cố chế độ phong kiến, bộ máy nhà nước cần được tăng cường, chế độ khoa cử đã tổ chức qui củ để thường xuyên đào tạo những tẩng lớp quan liêu bổ sung vào bộ máy nhà nước. Các khoa thi mở  tương đối đều đặn.

Nho giáo ngày càng phát triển, tầng lớp sĩ nhân càng ngày cành đông đảo. Tầng lớp quan liêu này ủng hộ nhà nước phong kiến tập trung nhưng bênh vực cho đạo Nho và bài xích đạo Phật.

Cuối thế kỉ XIII và trong thế kỉ XIV, tầng lớp sĩ phu đã chiếm được một địa vị quan trọng trong bộ máy nhà nước. Việc công kích Phật giáo ngày cành phát triển mạnh. Những kiện tướng tấn công vào Phật giáo là Lê Văn Hưu, Lê Quát, Trương Hán Siêu.

Nho giáo ngày càng tăng uy thế. Ngay trong hàng ngũ quí tộc tại kinh đô Thăng Long đã bắt đầu có những tư tưởng hoài nghi Phật giáo. Thế lực quí tộc cáo thái ấp tan rã dần. Kinh tế tự viện cũng sụp đổ. Hồ Quí Ly sa thải tăng đồ năm 1396, Phật giáo không còn ưu thế nữa.

Một yếu tố cấu thành văn hóa Đại Việt thời Trần, hay nói một cách khác là tạo nên Hào khí Đông A, đó là nền khoa học quân sự thời Trần. Đương nhiên, để đánh thắng được một đội quân hùng mạnh, thiện chiến như quân Mông – Nguyên thì không thể nói khoa học quân sự thời Trần kém phát triển được. Song để nghiên cứu nền khoa hoc quân sự ấy không phải việc đơn giản, bởi lẽ, những tác phẩm về quân sự dó các danh tướng thời Trần trước thuật hây như không còn bộ nào.

Theo Đại Việt sử kí toàn thư, Trần Quốc Tuấn có soạn bộ sách quân sự là: “Binh gia diệu lý yếu nước để dạy các tì tướng” phép dùng binh (Toàn thư. Sđd, tập 2, tr.81). Nhưng trong bài Hịch tướng sĩ nối tiếng của mình, được chép lại toàn văn trong Đại Việt sử kí toàn thư – Trần Quốc Tuấn lại viết: “Nay ta chọn binh pháp các nhà, soạn thành một quyển, gọi là binh thư yếu lược” (Toàn thư. Sđd, tập 2, tr. 83), Phan Huy Chú trọng Lịch triều hiến chương loại chí – Văn tịch chí cho biết Trần Quốc Tuấn đã soạn sách Binh thư yếu lược và sách Vạn kiếp binh thư.

Có thể nêu lên những tư tưởng sau đây của Binh thư yếu lược: “Bậc thánh võ trị đời, đánh ở  chỗ không có thành, công ở chỗ không có lũy, chiến ở chỗ không có trận. Nhẹ nhàng như cơn mưa ở trên không, dựng nên cuộc đời vô sự”. “Hòa mục có công hiệu rất lớn cho cuộc trị an. Hòa ở trong nước thì ít dụng binh; hòa ở ngoài biên thì không sợ có báo động; bất đắc dĩ mới phải phạt kẻ làm xằng. Vua tôi hòa mục thì dùng được người tài; các tướng văn tướng võ hòa mục thì làm nên công nghiệp. Tướng sĩ hòa mục khi được ban thưởng sẽ nhường nhịn nhau, nguy nan sẽ cứu nhau. Đó, hòa mục là một đạo lí rất hay cho việc trị nước, hành binh, không bao giờ đổi được”.

Bài viết cùng chủ đề

Back to top button