Đoan Môn

Đoan Môn Là một trong những cổng chính dẫn lối vào Cấm thành. Căn cứ vào vật liệu xây dựng và phong cách kiến trúc hiện còn của di tích, có thể khẳng định Đoạn Môn hiện nay được xây dựng được xây dựng vào thời Lê và được tu bổ sửa sang vào thời Nguyễn.

doanmon1

Di tích nằm ở hướng Nam của điện Kinh Thiên thẳng trục với Cột Cờ Hà Nội. Đoạn Môn được xây dựng theo chiều ngang, cấu trúc hình chữ U. Đoan Môn được xây theo lối tường thành cổ với 5 cổng thành được dựng cuốn vòm cân xứng gần như tuyệt đối qua “trục thần đạo”, hay còn được gọi là “trục chính tâm” của Hoàng thành.

Phần kiến trúc chính làm kiểu vọng lâu, với 3 cửa vòm cuốn. Kiến trúc cuốn vòm ở các cổng thành không chỉ mang lại những đường cong duyên dáng, mà còn có kết cấu chịu lực cực tốt. Cho đến ngày nay, những công trình đường hầm hiện đại nhất, kỳ vĩ nhất trên thế giới cũng vẫn sử dụng lối kiến trúc này.

doanmon2

Vật liệu chủ yếu là gạch vồ, loại gạch phổ biến của thời Lê và đá, cuốn vòm cửa. Từ đông sang tây dài 47,5m, từ nam lên bắc đoạn giữa đo đc 13m, cánh gà hai bên đo được 26,5m, cao 6m.

Cửa giữa lớn nhất dành riêng cho nhà vua, cao 4m, rộng 2,7m. Hai bên có 4 cửa nhỏ hơn, cao 3,8m rộng 2,5m dùng để các quan, hoàng thân quốc thích ra vào cung cấm mỗi khi có lệnh vời hoặc tham dự các nghi lễ lớn tại điện Kinh Thiên do Hoành đế tiến hànầng dưới cùng của

Tấm biển đá khắc hai chữ Đoan Môn, gắn phía trên cửa chính dài 1,5m rộng 0,7m. Hai bên có những bậc gạch nhỏ dẫn lên tầng hai. Tầng này có diện tích tương ứng với cửa chính giữa. Do bị cải tạo làm cơ sở làm việc cho quân đội nên kiến trúc cũ chưa thể khảo cứu được. Trên nóc tầng hai xây một phương đình nhỉ kiểu hai tầng tám mái. Mái lợp ngói ta, hai đầu nóc đắp hai con rồng (đầu kìm), hai hồi đắp hình hổ phù; 4 góc mái trên tạo thành đao cong.

doanmon3

Năm 1999, các nhà khảo cổ học đã chọn hố khai quật ngay tại chính giữa cửa Đoan Môn hiện còn để lần tìm dấu vết con đường Ngự đạo xưa. Ngay ở độ sâu 1,2m đã xuất lộ một đường viền đá lát chân tường Đoan Môn, một sân lát đá gạch vồ thời Lê và ở độ sâu 1,9m đã xuất lộ dấu tích một con đường lát gạch “hoa chanh” thời Trần. Theo hướng Bắc Nam, con đường được dự đoán còn kéo dài hơn nữa và rất có thể đó là con đường đi từ Đoan Môn đến điện Thiên An thời Trần. Đáng chú ý là trong số gạch lát con đường thời Trần còn có những viên gạch thời Lý được dùng lại. Như vậy kết quả khảo cổ học tại Đoan Mộn càng củng cố thêm giả thiết về Đoan Môn thời Lý, Trần, Lê về cơ bản đã tọa lạc tại cùng một vị trí.

Bài viết cùng chủ đề

Check Also
Close
Back to top button