Lung linh Trung thu trong cung đình Thăng Long

Trung thu là một trong những lễ tết lớn của người Việt, diễn ra vào ngày Rằm tháng Tám, ngày trăng tròn và sáng nhất trong năm. Đây là thời điểm khí trời mát mẻ, mùa màng đang chờ thu hoạch, nhân dân ta mở hội cầu mùa, ca hát, vui chơi. Từ triều Lý, nhà vua tổ chức lễ hội Trung thu với hoạt động cúng tổ tiên, đua thuyền, diễn rối nước, rối cạn. Sang thời Trần, các nhà quý tộc uống rượu, ngâm thơ, dạo ngắm phong cảnh.

Văn bia Sùng Thiện Diên Linh miêu tả hội Trung thu thời Lý

Đến thời Lê Trịnh, lễ hội Trung thu được tổ chứctrong Phủ Chúa. “Mỗi năm, trước tết Trung thu độ vài tháng. Chúa truyền lấy gấm ở trong kho ra, giao cho các cung nữ làm lồng đèn, hàng trăm nghìn chiếc rất tinh xảo, mỗi chiếc có thể đáng giá vài chục lạng bạc”. Vào đúng đêm rằm, Chúa ngự ra chơi Bắc cung “có cái ao gọi là Long Trì rộng độ nửa dặm…bên bờ ao đắp đất, chồng đá làm núi, chỗ cao chỗ thấp, đèn đặt mặt trước mặt sau trông đường nào cũng có thế đẹp. Bên phải để riêng một chỗ ngồi dành cho các việc đàn hát. Trên bờ ao có trồng mấy trăm gốc phù dung, treo đèn ở trên, ánh sáng soi xuống nước lấp lánh như muôn vàn ngôi sao”.

Trong dòng chảy lịch sử, Tết Trung thu vẫn là ngày hội văn hóa của dân tộc gắn liền với tục rước đèn ngắm trăng vào đêm rằm Tháng Tám.

Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội

Bài viết cùng chủ đề

Back to top button