Đình Thái Bình và chùa Diên Phúc

Đình Thái Bình và chùa Diên Phúc thuộc thôn Thái Bình xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội. Đến với di tích có thể đi bằng nhiều đường, song thuận tiện hơn cả là từ trung tâm Hà Nội qua cầu Chương Dương, đến Dốc Vân cạnh Cầu Đuống thuộc địa phận xã Mai Lâm, rẽ trái theo đường đê Đuống, đi khoảng 2km là đến đình, chùa Thái Bình.

Cụm di tích nằm ở gần chân đê, rộng thoáng, uy nghiêm vói nghi môn đình và tam quan chùa lộng lẫy.

Đình nhìn về hướng Nam, có mặt bằng chữ “Đinh”. Tòa đại đình 5 gian, 2 dĩ với 4 mái dao cong, hệ thống cửa bức bàn chắc khỏe cùng với cổng nghi môn tạo nên một không gian thờ uy nghiêm. Trong đình còn bảo lưu được một số di vật quý như thần phả, sắc phong, hoành phi, câu đối và các đồ thờ có giá trị.

Chùa Diên Phúc

Đình Thái Bình thờ thành hoàng làng là Đào Kỳ và Phương Dung công chúa, là những danh tướng giúp Hai Bà Trưng đánh đuổi giặc Hán, thu phục non sông về một mối, mở đầu thời kỳ độc lập tự chủ của nước Việt vào đầu Công nguyên.

Vào thế kỷ XI, thôn Thái Bình có một vị trí quan trọng đối với các vương triều Lý. Đây là quê hương của bà Phạm Thị – người đã sinh thành Lý Công Uẩn – người sáng lập ra triều Lý.

Hiện Thái Bình còn nhiều địa danh liên quan đến vương triều Lý như Hoa Lâm Viên, Vườn Thượng Uyển, Lý Gia Lăn, Thái Đường. Ngôi đình còn thờ bà Hoàng hậu nhà Trần là Lý Chiêu Hoàng, thờ Trần Thủ Độ và Trần Cảnh. Lý Chiêu Hoàng húy là Phật Kim, con gái Vua Lý Huệ Tông, lấy Trần Cảnh rồi nhường ngôi cho chồng. Bà được các triều vua phong là Nguyên Lý thần hiệu, Phật Kim thượng hòa hậu linh ứng, Phụ quốc hiển hựu khang dân chi thần.

Chùa Thái Bình (Diên Phúc Tự), theo lưu truyền của dân gian được xây dựng từ thế kỷ XI. Theo bài Minh trên quả chuông cổ còn lưu giữ tại chùa thì chùa Diên Phúc ở thôn Đông Thái Đường, xã Hoa Lâm, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc… Trong quá trình tồn tại lâu dài, ngôi

Ôn lại công tích của các vị thành hoàng làng, là nơi giao lưu văn hóa, giáo dục đạo lý uống nước nhớ nguồn. Đình Mạnh Tân nằm trên trục đường tham quan của múa rối nước Đào Thục và di tích đến Sái, hy vọng sẽ là một địa chỉ tham quan lý thú. Với những giá trị nhiều mặt, đình được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch cấp bằng di tích lịch sử cấp quốc gia năm 2000./.

Nguyễn Thị Hạnh

Bài viết cùng chủ đề

Back to top button