Hệ thống tưới tiêu ở Shushtar – Iran

Shushtar là tên một thành phố nằm ở Iran. Thành phố này nổi tiếng vì có hệ thống tưới tiêu cổ. Hệ thống tưới tiêu lịch sử Shushtar được coi là kiệt tác của sự sáng tạo thiên tài.

Công trình tưới tiêu độc đáo bậc nhất thế giới này được xây dựng từ thế kỷ thứ 5 trước công nguyên với hai con kênh chính cung cấp nước cho các cối xay trên sông Karun. Hệ thống tưới tiêu này cung cấp nước tưới cho diện tích lên đến 40.000ha. Hệ thống tưới tiêu lịch sử Shushtar còn được gọi là Mianab (có nghĩa là Thiên đường) cùng với tháp nước, cầu, các bể chứa nước KJn và cối xay.

Năm 2009, UNESCO đã đưa nó vào danh sách Di sản thế giới, dưới cái tên: Shushtar, di sản tưới tiêu ở Iran bởi các tiêu chí như: Hệ thống tưới tiêu Shushtar Shushtar là minh chứng cho một tầm nhìn tổng thể và khả năng sáng tạo các kênh dẫn dòng, đập tràn, đập lớn. Nó được thiết kế và hoàn thành trong thế kỷ thứ 3 và ngày nay vẫn còn sử dụng được. Đó là một công trình độc đáo, chứng minh cho sự sáng tạo tuyệt vời của con người; đây cũng là một hệ thống tưới tiêu được áp dụng những kỹ thuật thủy lực trong thời cổ đại nhằm hỗ trợ việc khai hoang các vùng đất bán sa mạc. Bằng cách chuyển hướng một con sông chảy xuống núi, bằng cách sử dụng cấu trúc công trình dân dụng quy mô lớn để tạo ra kênh mương, tưới tiêu trên một lãnh thổ rộng lớn. Hệ thống tưới tiêu này đã cung cấp nước cho đô thị, cho các nhà máy, ngành vận tải, quốc phòng và phục vụ nông nghiệp…

Iran là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại, có 13 di sản văn hóa thế giới, là nước xếp thứ 2 về sản xuất dầu trong OPEC (sau Ả Rập Xê Út), về trữ lượng khí tự nhiên của thế giới (sau Nga). Bên cạnh các lâu đài tráng lệ cổ kính là những thánh đường nguy nga, lộng lẫy; là thiên nhiên tươi đẹp với nhiều dấu tích của con đường tơ lụa. Có đồng bằng, đồi núi, hang động, sông hồ, cao nguyên, sa mạc cát và cả sa mạc muối… Là nơi giao thoa và tổng hòa khí hậu cũng như nền văn minh Âu – Á.

Bài viết cùng chủ đề

Check Also
Close
Back to top button