Tạp chí Khảo cổ học – 2023

LỜI TÒA SOẠN

Năm 2010, với 3 tiêu chí nổi bật toàn cầu (ii, iii và vi). Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa Thế giới, đúng dịp Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội (1010-2010).

Thực hiện Khuyến nghị của UNESCO và cam kết của Chính phủ Việt Nam, hơn 10 năm qua (2011-2023) được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Thành ủy, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội đã phối hợp với Viện Khảo cổ học và các cơ quan liên quan triển khai công tác nghiên cứu khảo cổ học tại Khu Trung tâm. Kết quả khai quật đã làm xuất lộ nhiều di tích kiến trúc từ thời Đại La đến thời Nguyễn. Đặc biệt đã bước đầu xác định được không gian trung tâm Chính điện Kính Thiên và nhiều di tích kiến trúc quan trọng thời Lê sơ, thời Mạc và thời Lê Trung hưng. Những tư liệu đó đã góp phần nhận diện sâu sắc hơn, toàn diện hơn các giá trị nổi bật toàn cầu của khu di sản.

Tại Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long, khu di tích điện Kính Thiên và chính điện Kính Thiên có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng. Việc nghiên cứu, bảo tồn, đề xuất phương án phục dựng điện Kính Thiên sẽ tạo điểm nhấn quan trọng nhất để tôn vinh giá trị nổi bật khu Di sản Thế giới Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, thể hiện trách nhiệm của quốc gia và thành phố Hà Nội quyết tâm thực hiện cam kết với UNESCO về việc mở rộng nghiên cứu tại Trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Do vậy, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội đã tích cực phối hợp với Viện Khảo cổ học, Hội Khảo cổ học Việt Nam, Hội Sử học Việt Nam, các nhà khoa học Trung ương và địa phương tích cực đẩy mạnh việc nghiên cứu phương án phục dựng điện Kính Thiên và đã đạt được những kết quả quan trọng bước đầu góp phần nhận thức và tiến tới có thể tái hiện quy mô và không gian kiến trúc của điện Kính Thiên trong lịch sử.

Đây là việc làm thiết thực, cụ thể hóa kết luận của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hóa toàn quốc tháng 11/2021, cũng như Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/2/2022 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Với mong muốn giới thiệu đến các nhà quản lý, các nhà khoa học trong nước và quốc tế những kết quả khai quật, nghiên cứu khảo cổ học mới nhất ở Khu trung tâm di sản Hoàng Thành Thăng Long – Hà Nội và những nhận thức mới về quy mô, giá trị, vị thế và vai trò của điện Kính Thiên trong quá trình thực hiện đề án nghiên cứu phương án phục dựng điện Kính Thiên, Tạp chí Khảo cổ học và Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội hân hạnh giới thiệu đến bạn đọc Số Đặc biệt về di sản Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội.

CÁC BÀI VIẾT TRONG TẠP CHÍ

  1. NGUYỄN THANH QUANG – Nghiên cứu phục dựng Điện Kính Thiên nhằm phát huy giá trị di sản Hoàng thành Thăng Long
  2. TỐNG TRUNG TÍN, BÙI VINH, NGUYỄN ĐĂNG CƯỜNG VÀ NNK – Khai quật khảo cổ học khu vực nền Chính điện Kính Thiên năm 2022
  3. HÀ VĂN CẨN, BÙI VĂN SƠN, TỐNG TRUNG TÍN VÀ NNK – Khai quật khu vực nền Chính điện Kính Thiên năm 2023
  4. TỐNG TRUNG TÍN, NGUYỄN THANH QUANG VÀ ĐỖ ĐỨC TUỆ – Cấu trúc nền móng và mặt bằng Điện Kính Thiên thời Lê Trung hưng tại khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội qua các phát hiện khảo cổ học
  5. TỐNG TRUNG TÍN, BÙI VĂN SƠN – Phát hiện mô hình kiến trúc đất nung tráng men thời Lê sơ tại khu vực Chính điện Kính Thiên năm 2021
  6. ĐỖ ĐỨC TUỆ – Thẻ bài cung nữ niên hiệu Quang Thuận thứ 7 (1466) thời Lê sơ tại Hoàng thành Thăng Long
  7. LÊ NGỌC HÂN, NGUYỄN THỊ THANH DỊU – Một số hoa văn trên đồ gốm men thời Lý phát hiện tại khu vực Hoàng thành Thăng Long
  8. HOÀNG CÔNG HUY, NGUYỄN THỊ THỦY VÀ ĐÀO THỊ MAI HUYỆN – Bộ thành bậc Đền Thượng, Cổ Loa (Hà Nội)
  9. NGUYỄN ĐÌNH CHIẾN – Hộp thờ xá lỵ – loại hình đặc biệt trong dòng gốm hoa nâu thời Lý
  10. NGUYỄN ĐỨC BÌNH – Nghiên cứu gốm sứ thế kỷ XV-XVI ở Bảo tàng Hà Nam và Ninh Bình
  11. NGUYỄN NGỌC QUÝ – Vật liệu kiến trúc thời Đinh-Tiền Lê ở Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình)

 

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM VIỆN KHẢO CỔ HỌC

Khảo cổ học
6 số một năm – 5/2023 (245)

TỔNG BIÊN TẬP
Bùi Văn Liêm

BAN BIÊN TẬP
Nguyễn Gia Đối
Nguyễn Ngọc Quý
Thái Thị Ngọc Hân
Thân Thị Hằng

TRÌNH BÀY BÌA
Thân Thị Hằng

TÒA SOẠN
Số 61 Phan Chu Trinh, Hà Nội
Tel: 04.39330732, Fax: 04. 39331607
Email: tapchikhaoco@gmail.com

Bài viết cùng chủ đề

Back to top button