Nghi lễ thả cá chép tại Hoàng Thành Thăng Long

Sáng 02/02 (23 Tháng Chạp), tại Hoàng Thành Thăng Long đã diễn ra Lễ ông Công ông Táo và thả cá chép tại dòng sông cổ, khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu. Đây là một trong những tục lễ truyền thống mỗi dịp Tết Nguyên đán cận kề tại Khu di sản nhằm góp phần gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, các phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Phong tục tốt đẹp này mới được khôi phục mấy năm gần đây và được coi là một biểu tượng văn hóa truyền thống của đất Hà thành trong những ngày Tết Nguyên đán.

Tập tục này thường được chuẩn bị từ sau khi tiễn ông Táo về trời. Đó là thời điểm để thu dọn thật sạch sẽ từ trong nhà ra ngoài ngõ, sơn sửa nhà cửa, lau chùi bàn ghế, sửa soạn thức ăn; vứt bỏ mọi thứ xui xẻo, tống tiễn những khó khăn vất vả năm cũ và dành chỗ cho những may mắn tốt đẹp sắp đến trong năm mới.

Sau một thời gian nghiên cứu, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nội đã phối hợp Hội Di sản văn hóa Thăng Long phục dựng thành công nghi lễ này.

Đoàn rước trong trang phục truyền thống áo the, khăn xếp.

Cá chép được đựng trong chậu bằng đồng thau, sau khi làm lễ cúng được rước ra sông cổ tại khu di tích khảo cổ 18 Hoàng Diệu để phóng sinh.

Ở triều đại Lý, Trần, Lê, tục dựng cây nêu được tổ chức vào ngày 23 hoặc 25 tháng Chạp. Cây nêu được dựng trước cổng Đoan Môn thường do nhà vua làm chủ lễ hoặc phải là viên quan hàm Tam phẩm trở lên mới được nhận chỉ dụ của nhà vua làm chủ lễ.

Cây nêu được dựng lên để đánh dấu thời khắc chuyển giao giữa năm mới và năm cũ, đồng thời tập tục này còn mang ý nghĩa cầu mong quốc thái dân an, mùa màng tốt tươi.

Ban biên tập

Bài viết cùng chủ đề

Back to top button