Kỳ họp lần thứ 40 của Uỷ ban di sản thế giới (UNESCO) tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ
Kỳ họp lần thứ 40 của UBDSTG thuộc UNESCO đã khai mạc từ ngày 10/7/2016 tại Trung tâm Hội nghị Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ
Đến dự và phát biểu khai mạc có Bà Irina Bokova – Tổng Giám đốc UNESCO, Ông Stanley Mutumba Simataa – Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO, Ông Numan Kurtulmuş – Phó Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ, Ông Nabi Avcı – Bộ trưởng Bộ Văn hóa Du lịch Thổ Nhĩ Kỳ, Ông Kadir Topbaş – Thị trưởng thành phố Istanbul. Gần 1.000 đại biểu đến từ 150 quốc gia thành viên đã tham dự kỳ họp lần thứ 40 của UBDSTG UNESCO.
Toàn cảnh phiên khai mạc tại Trung tâm Hội nghị Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ
Kỳ họp năm nay được lưu ý đặc biệt với thông điệp từ Tổng Giám đốc UNESCO Irina Bokova : “Di sản Thế giới là hiện thân của một ý tưởng có tính cách mạng, đó là mọi người ở mọi nền văn hóa và đức tin có thể đoàn kết xung quanh giá trị nổi bật toàn cầu của di sản. Khi một di sản thế giới bị phá hủy,ở mọi nơi trên thế giới, tất cả chúng ta đều đều đau khổ, tất cả chúng ta đều tuyệt vọng, cho dù di sản đó thuộc khu vực khác, ở một thời kỳ khác hay một nền văn hóa khác. Vì vậy những gì chúng ta cùng nhau ngồi đây không chỉ là tìm chọn thêm di sản mới cho Danh mục Di sản Thế giới, mà còn phải tái khẳng định giá trị nhận loại và quyền con người. Điều này sẽ giúp hàn gắn những quá khứ thương đau, hồi sinh di sản để lấy lại sự tin tưởng, phục hồi và hướng đến tương lai.”
Bà Lale Ülker, Tổng cục trưởng Tổng cục Văn hóa và Xúc tiến nước ngoài thuộc Bộ Văn hóa Du lịch Thổ Nhĩ Kỳ, Chủ tịch đoàn của UBDSTG tại kỳ họp 40 cũng nhấn mạnh rằng: “Ngày nay, chúng ta đang phải chứng kiến các mối đe dọa đối với di sản thế giới. Việc tấn công vào di sản chính là tấn công lịch sử, vào bản sắc và giá trị của con người “.
Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO, ông Stanley Mutumba Simataa nói: “Tại thời điểm ngày càng gia tăng các mối đe dọa đến các di sản tự nhiên và văn hóa, Công ước là một công cụ quan trọng để trao quyền cho cộng đồng quốc tế để bảo vệ, phát huy và truyền di sản của chúng ta lại cho các thế hệ tương lai.”
Các đại biểu đều khẳng định, đứng trước những mối đe dọa như vậy, các thành viên của UNESCO phải đoàn kết và Phiên họp lần thứ 40 này sẽ thảo luận sâu hơn về các biện pháp để đối phó với những mối đe dọa này. Các đại biểu cũng khẳng định, Công ước của UNESCO là công cụ quan trọng để bảo vệ di sản.
Kỳ họp năm nay sẽ xem xét tình trạng bảo tồn của 108 khu di sản đã được UNESCO công nhận trước đó, xem xét để cập nhật Danh sách Di sản thế giới đang bị lâm nguy (hiện nay đang có 48 di sản nằm trong danh mục) và thẩm định 27 hồ sơ di sản (9 di sản thế giới, 14 di sản thiên nhiên và 3 di sản hỗn hợp; 10 hồ sơ đến từ châu Á, 7 từ châu Mỹ, 5 từ châu Âu, 2 từ châu Phi, 2 từ châu Đại dương và 1 hồ sơ của liên quốc gia thuộc 3 châu lục) để xem xét công nhận.
Đoàn đại biểu của Việt Nam do Đại sứ Phạm Sanh Châu, Tổng Thư ký UBQG UNESCO Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Văn hóa Đối ngoại và UNESCO làm trưởng đoàn, gồm đại diện lãnh đạo của một số tỉnh có di sản thế giới và đại diện lãnh đạo một số ban quản lý khu di sản ở Việt Nam, cùng đại diện của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Đại sứ quán Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ. Đoàn Hà Nội có 5 đại biểu tham dự kỳ họp.
Đoàn Hà Nội tham dự kỳ họp
Trong Kỳ họp này, Việt Nam với tư cách là một trong 21 nước thành viên UBDSTG (PGS.TS Đặng Văn Bài Ủy viên Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia, Phó Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam được cử là đại diện của Việt Nam trong Ủy ban này) đã tích cực tham gia các hoạt động chính cũng như hoạt động ngoài lề của kỳ họp nhằm thể hiện vị thế của quốc gia, vận động cho một số chương trình hành động của quốc gia và của một số khu di sản thế giới ở Việt Nam, tăng cường các mối quan hệ, trao đổi đổi hợp tác giữa UBQG UNESCO Việt Nam, Bộ VHTTDL cùng các tỉnh thành có di sản với các tổ chức của UNESCO, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ trên thế giới và trong khu vực.
Tại Kỳ họp này, UBDSTG dưới sự điều hành của Bà Lale Ülker, Tổng cục trưởng Tổng cục Văn hóa và Xúc tiến nước ngoài thuộc Bộ Văn hóa Du lịch Thổ Nhĩ Kỳ đã xem xét công nhận 21 Di sản Thế giới mới (trong số 27 hồ sơ đệ trình), gồm 12 Di sản Văn hóa, 6 Di sản Thiên nhiên và 3 Di sản hỗn hợp. Như vậy, cho đến nay tổng số di sản được ghi danh vào danh mục Di sản Thế giới lên đến con số 1.052 di sản thuộc 165 nước thành viên UNESCO.
Cũng tại kỳ họp lần thứ 40 này, 155 Di sản đã được công nhận trước đó đã được xem xét đánh giá về tình trạng bảo tồn. Trong đó 5 Di sản ở Lybya, 1 di sản Uzbekistan và 1 di sản ở Mali bị đưa vào vào Danh mục Di sản Thế giới lâm nguy. Đặc biệt, Di sản Trung tâm hành lễ Nan Madol của Đông Microne