Đại hội Đảng bộ Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội, lần thứ II, nhiệm kỳ 2020 – 2025
Đại hội đảng bộ Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội diễn ra trong trong không khí phấn khởi, thi đua chào mừng kỷ niệm 130 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh, kỷ niệm 10 năm di sản Hoàng thành Thăng Long được UNESCO vinh danh di sản thế giới, chào mừng Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố và Đại hội lần thứ XIII của Đảng.
Khu di sản Hoàng thành Thăng Long
Nhiệm kỳ 2015-2020 đánh dấu bước phát triểncủa Đảng bộ Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội trong công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hoàng thành Thăng Long và Khu di tích Cổ Loa. Đảng ủy Trung tâm đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Trung ương, Thành phố và và các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong nghị quyết Đại hội đảng bộ, lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2015-2020.
Nỗ lực đưa di sản tiêp cận công chúng
Công tác tuyên truyền quảng bá giới thiệu Khu di sản Hoàng thành Thăng Long được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức như trưng bày, triển lãm,Website, mạng xã hội, quảng bá trực tuyến, góp phần đưa di sản tiếp cận công chúng và khách tham quan. Bên cạnh đó là việc xây dựng nhận diên thương hiệu khu di tích Cổ Loa cùng chiến lược quảng bá khu di tích một cách bài bản, đã giúp du khách tiếp cận và tìm hiểu thông tin một cách thuận tiện, dễ dàng hơn.
Các hoạt động hướng tới khách tham quan, nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách tham quan được Trung tâm chú trọng triển khai như: xây dựng hệ thống thông tin, đón tiếp; hoàn thiện bảng biển giới thiệu, nâng cao chất lượng hướng dẫn viên; đầu tư nâng cấp hạ tầng, cải tạo cảnh quan, môi trường, cây xanh thảm cỏ, trồng theo mùa; nâng cấp nhà vệ sinh đạt chuẩn; quy hoạch, cải tạo bãi đỗ xe…Đặc biệt là phát triển chương trình giáo dục di sản, đưa di sản đến các trường học và tiếp cận thế hệ trẻ. Đến nay, Hoàng thành Thăng Long đã trở thành một điểm đến của khách du lịch trong nước và quốc tế, là địa chỉ tổ chức nhiều sự kiện văn hóa lớn như: Hội sách Hà Nội, Liên hoan du lịch làng nghề, Lễ hội áo dài, F1, chương trình Ánh sáng niềm tin, kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng…
Trong công tác nhất thể hóa quản lý khu di sản, Trung tâm đã tiếp nhận khu A- B (khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu) và mở cửa thường xuyên phục vụ khách tham quan; Từng bước tiếp nhận, quản lý 9,14 ha diện tích di tích Thành cổ do Bộ Quốc phòng bàn giao.
Bên cạnh đó, Trung tâm đã hoàn thành phê duyệt 02 đồ án Quy hoạch: Quy hoạch chi tiết bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích Thành Cổ (tỷ lệ 1/500)(ngày 21/8/2015) và Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích Cổ Loa (tỷ lệ 1/2000) (ngày 03/7/2015) làm cơ sở để triển khai thực hiện các dự án thành phần theo quy định; triển khai các bước nghiên cứu lập Dự ántổng thế bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long – Hà Nội và Dự án Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu vực lõi Thành Cổ Loa thuộc Quy hoạch tổng thể bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích Thành Cổ Loa,
Các hoạt động nghiên cứu chuyên sâu và bảo tồn khu di sản được Trung tâm chú trọng triển khai.Trong đó tập trung xây dựng Đề án tổng thể nghiên cứu phục dựng Điện Kính Thiên; Đề án nghiên cứu phục dựng lễ hội đèn Quảng chiếu;Đề án Lễ hội Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa; nghiên cứu các nghi lễ trong cung đình và các hoạt động văn hóa phi vật thể; nghiên cứu các quy trình bảo tồn di tích gốc. Đặc biệt là việcnghiên cứu khai quật khảo cổ tại khu di sản theo lộ trình và kế hoạch hàng năm.Trung tâm đã phối hợp với Viện khảo cổ học Việt Nam tiến hành thám sát, khai quật khu vực trung tâm Thành cổ, thu được nhiều kết quả mới, góp phần nhận diện rõ hơn diện mạo các kiến trúc, công trình trong khu vực Cấm thành thăng Long.
Một điểm sáng trong nhiệm kỳ vừa qua là Trung tâm đã có nhiều đổi mới, sáng tạo, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị di sản. Cụ thể là ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý điều hành như phần mềm quản lý văn bản, kết nối camera internet phục vụ quản lý di sản, bãi đỗ xe ứng dụng công nghệ I parking, hệ thống thông tin địa lý toàn cầu GIS; Xây dựng cơ sở dữ liệu 3D về di tích, di vật, diễn giải các dấu tích kiến trúc trong Hoàng cung Thăng Long bằng phương pháp 3D để phục vụ công tác nghiên cứu; Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý kho bảo quản, quản lý tài liệu, hiện vật, xây dựng mã QR code cho một số hiện vật tiêu biểu; Đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong phát huy giá trị di sản, đưa di sản tiếp cận công chúng rộng rãi hơn bằng hình thức trưng bày trực tuyến, tour tham quan ảo 360 độ, nhất là thông qua ứng dụng thuyết minh trên smartphone, giúp du khách trải nghiệm tham quan di sản một cách thuận tiện, dễ dàng. Đây thực sự là một bước đột phá quan trọng trong nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của khách tham quan. Với 5 ngôn ngữ, ứng dụng này không chỉ là công cụ hướng dẫn thuyết minh tại chỗ đơn thuần mà còn là một phương tiện quảng bá du lịch và giáo dục lịch sử hữu hiệu cho du khách ở mọi lúc, mọi nơi trên thế giới.
Theo hướng đó, năm 2020, lần đầu tiên,Trung tâm đưa vào phục vụ khách tham quan một công cụ tiện ích là màn hình tương tác diễn giải lịch sử Hoàng thành Thăng Long. Phần mềm này hứa hẹn đem đến cho du khách những trải nghiệm thú vị, có tính tương tác cao và vô cùng tiện ích khi khám quá lịch sử Hoàng thành Thăng Long.
Để tiến tới Đại hội Đảng bộ TT, các chi bộ đã tổ chức thành công Đai hội cấp cơ sở từ tháng 3/2020.
Trong công tác xây dựng Đảng, Đảng ủy trung tâm đã chỉ đạo đổi mới,tập trung công tác tổ chức cán bộ, đào tạo nguồn nhân lực. Nhiệm kỳ qua, Đảng bộ Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội đã bồi dưỡng, kết nạp 15 đảng viên.
Việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng, chỉnh đốn Đảng được thực hiện thường xuyên. Đảng ủy Trung tâm đã xây dựng và ban hành quy định về chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đặc thù của đơn vị, lấy đó làm cơ sở để cán bộ, đảng viên tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu và đưa vào trong tiêu chí đánh giá chất lượng cán bộ, viên chức hàng năm.
Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng được triển khai nghiêm túc. Trong hoạt động của Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Đảng ủy, các Đảng ủy bộ phận, các Chi ủy Chi bộ luôn chú trọng công tác đổi mới phương thức lãnh đạo, phong cách lề lối làm việc. Các cấp ủy đảng luôn thực hiện nghiêm túc nguyên tắc sinh hoạt đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
Đổi mới hơn nữa trong nhiệm kỳ tiếp theo
Bám sát nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Khối Các cơ quan Thành phố lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Trung tâm, trong nhiệm kỳ mới, Đảng bộ Trung tâmxác định cần đổi mới hơn nữa trong công tác chỉ đạo điều hành, tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm như sau:
Kiên trì thực hiện mục tiêu tăng lượng khách và nguồn thu hàng năm.Thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng kế hoạch – tài chính, rà soát bổ sung nguồn lực vật chất và nguồn lực con người hướng tới việc thực hiện tự chủ từng phần theo kế hoạch của Ủy ban nhân dân Thành phố, phục vụ tốt các nhiệm vụ thường xuyên như: đón tiếp, giới thiệu, hướng dẫn tham quan; nghiên cứu-sưu tầm, trưng bày-bảo quản, quản lý bảo tồn bảo tồn và phát huy giá trị di sản; công tác cán bộ và giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động;
Tiếp tục phối hợp với các cơ quan, ban, ngành để đôn đốc thực hiện các cam kết của Chính phủ theo những khuyến nghị của ICOMOS trong việc nhất thể hóa quản lý di sản;Tích cực, chủ động công tác tham mưu đề xuất để đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác tiếp nhận bàn giao mặt bằng còn lại của khu di sản; di vật hoàn thành vào năm 2023; Toàn bộ hồ sơ, tài liệu vào cuối nhiệm kỳ(năm 2025);
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đã được phê duyệt đối với khu di tích Cổ Loa và khu di tích Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long: trọng tâm là Dự án Tổng thể tại khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long; Dự án di dời Nhà Cục tác chiến tại khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long; Phê duyệt quy hoạch 1/500 khu di tích Cổ Loa và khởi công xây dựng Đền thờ Đức Vương Ngô Quyền tại khu di tích Cổ Loa trong năm 2020
Chủ động trong công tác phối hợp với các Sở ngành, các cơ quan có liên quan để đẩy nhanh tiến độ triển khai các đề án trọng điểm như Đề án nghiên cứu Điện Kính Thiên, Lễ Hội đèn Quảng chiếu…
Tiếp tục xây dựng và ứng công nghệ thông tin trong công tác phục vụ khách tham quan và điều hành các hoạt động của Trung tâm.
Toàn thể cán bộ , đảng viên Trung tâm quyết tâm đoàn kết nhất trí, phấn đấu hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong nhiệm kỳ tới, 2020- 2025.
Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội