Vui tết Trung thu 2022 tại Hoàng Thành Thăng Long

“Tết Trung thu rước đèn đi chơi.
Em rước đèn đi khắp phố phường…”

Những giai điệu quen thuộc vang lên, trong lòng lại xốn xang, vui tươi đến lạ. Chúng ta như được trẻ hơn, như được sống lại với ký ức tuổi thơ, được rước đèn, phá cỗ, vui múa hát,…mỗi khi đến Tết Trung thu. Đây là dịp để các bé có cơ hội được vui chơi, được tặng quà, được phá cỗ…Bên cạnh đó, Tết Trung thu cũng là dịp để chúng ta bày tỏ sự báo hiếu, sự biết ơn, là dịp đoàn tụ gia đình.

Hòa mình với Trung thu tại Hoàng Thành Thăng Long, trở về ký ức tuổi thơ

Trong cung đình xưa, ngày Tết Trung thu có nhiều hoạt động diễn ra. Dưới triều Lý, Trung thu là một lễ hội do nhà vua tổ chức với hoạt động cúng tổ tiên, đua thuyền, diễn rối nước, rối cạn. Thời Trần, các nhà quý tộc uống rượu, ngâm thơ đạo xem phong cảnh. Đến thời Lê Trung hưng, những mô tả lịch sử là ngày hội trong phủ Chúa Trịnh được trang hoàng lộng lẫy bằng hàng ngàn chiếc đèn tạo nên một đêm trung thu lung linh đầy màu sắc. Trong dân gian, ngày Tết Trung thu cũng trở nên rực rỡ với tục chơi đèn, phá cỗ trông trăng…

Nhằm phát huy giá trị Di sản Thế giới Hoàng thành Thăng Long, đặc biệt các giá trị văn hóa phi vật thể và tăng cường các sản phẩm du lịch đến với du khách, nhân dịp Trung Thu 2022, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội tổ chức chương trình Vui Tết trung thu với chủ đề “Đèn thu lung linh” góp phần tạo ra một sân chơi đặc sắc mang lại cho thiếu nhi thủ đô có thêm những trải nghiệm, hiểu thêm về lịch sử văn hóa nói chung và Tết Trung thu nói riêng.

Vui tết Trung thu 2022 tại Hoàng Thành Thăng Long

Đến với chương trình Vui Tết Trung thu 2022 tại Hoàng thành Thăng Long, du khách và các em nhỏ sẽ được trở về với đúng tuổi thơ với các hoạt động đặc biệt:

1. Hòa mình trong không gian “Đèn thu lung linh”

Trung thu 2022 với chủ đề “Đèn thu lung linh”, điểm nhấn là chiếc đèn kéo quân khổng lồ và rất nhiều loại đèn trung thu truyền thống như đèn ông sao, đèn cù, đèn thỏ; đặc biệt là một số loại đèn trung thu đầu thế kỷ XX được làm theo nghiên cứu của nhà nghiên cứu Trịnh Bách phục hồi lại theo các nguồn tư liệu.

Thời gian trưng bày: từ ngày 2/9/2022.

Hoàng Thành Thăng Long bật bí: Các bạn thích chụp ảnh “sống ảo” tham quan Hoàng Thành Thăng Long dịp Tết Trung Thu là chụp ảnh quên lối về luôn nhé.

2. Tham gia các hoạt động trải nghiệm bổ ích

Các hoạt động đặc biệt có ý nghĩa với các em nhỏ, bố mẹ nên cho con đi:

  • Trải nghiệm làm bánh dẻo trung thu;
  • Làm đèn ông sao, đèn thỏ, đèn cù;
  • Tô, vẽ mặt nạ giấy bồi;
  • Làm diều giấy.

Thời gian tương tác: từ 9h00 đến 11h30, từ 14h đến 17h00 ngày 2,3,4 và 10/9/2022.

3. Chương trình biểu diễn nghệ thuật múa sư tử

Hoạt động này thu hút cả trẻ em và người lớn, nghe tiếng trống là ký ức tuổi thơ ùa về

Chương trình biểu diễn nghệ thuật múa sư tử vào các khung giờ 9h30, 11h00, 16h00; 16h45 ngày 2,3,4 và 10/9/2022

Hoàng Thành Thăng Long luôn tạo ra những không gian, những hoạt động bổ ích cho cả người lớn, trẻ em, các bạn trẻ. Đặc biệt Trung thu 2022 sẽ được Hoàng Thành tổ chức ngay vào dịp lễ 2/9. Một điểm đến không thể bỏ qua tại Hà Nội. Bạn còn chần chừ gì mà không lên kế hoạch tham quan Hoàng Thành Thăng Long vào dịp Tết Trung thu nhỷ.

Thông tin liên hệ: Ms. Nguyễn Thị Minh Thu – Phó Trưởng phòng Hướng dẫn thuyết minh, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội (Điện thoại: 0913012021).

Bài viết cùng chủ đề

Check Also
Close
Back to top button