Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác triển khai chương trình giáo dục di sản thăm quan học tập ngoại khóa tại các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội
Chiều ngày 02/11/2023 tại Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội; Lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội và Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chính thức ký kết thoả thuận hợp tác Chương trình giáo dục di sản cho học sinh các cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố tại di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long và Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa góp phần tuyên truyền quảng bá các giá trị văn hóa, lịch sử của Thăng Long – Hà Nội đối với thế hệ trẻ.
Tham dự buổi lễ có đại biểu Bộ Giáo dục đào tạo, Bộ Công an, đại diện các sở ban ngành Thành phố Hà Nội, lãnh đạo và cán bộ hai cơ quan Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Trung tâm bảo tồn Di sản Thăng Long Hà Nội.
Di sản Văn hóa thế giới thế giới Khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long – Hà Nội và Di tích quốc gia đặc biệt cổ Loa là Hai di sản quí giá của Thủ đô và Đất nước, đồng thời đóng vai trò quan trọng trọng lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Nằm giữa trung tâm của thành phố, hai khu di sản đã và đang trở thành điểm đến yêu thích của du khách đặc biệt là các bạn trẻ và các em học sinh. Với mục tiêu giáo dục di sản, thăm quan học tập ngoại khóa tại di sản Hoàng thành Thăng Long, và Di tích Cổ Loa, chương trình giáo dục di sản mong muốn giúp các em học sinh có những cách tiêp cận mới với lịch sử đất nước, lịch sử Thủ đô mở rộng hiểu biết về di sản và đời sống xã hội, văn hóa, truyền thống, hiểu rõ tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa dân tộc, là nguồn cảm hứng để các em thêm yêu đất nước và con người Việt Nam. Thông qua chương trình và các hoạt động trải nghiệm các em học sinh còn có cơ hội giao lưu trực tiếp với nhau qua những hoạt động ngoại khoá, cải thiện kỹ năng giao tiếp và rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện. Chương trình giáo dục di sản thăm quan học tập ngoại khoá tại di sản Hoàng thành Thăng Long và di tích Cổ Loa bao gồm việc đưa học sinh đến thăm quan các khu khảo cổ học, các phòng trưng bày hiện vật bảo tàng trong khu vực di sản, và nhiều hoạt động trải nghiệm, giao lưu tương tác với các nhà khảo cổ nhà sử học, trong quá trình tham quan, học sinh không chỉ được học về lịch sử và văn hóa của Việt Nam mà còn được tìm hiểu về nghệ thuật, sự đan xen giữa các dòng văn hóa để hình thành nên nền văn hóa đa dạng và phong phú của Việt Nam ngày hôm nay.
Để chương trình giáo dục di sản thăm quan học tập ngoại khoá tại di sản Thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội và Di tích Quốc gia đặc biệt Cổ Loa được triển khai hiệu quả, thiết thực Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã và sẽ phối hợp chặt chẽ với Trung Tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long Hà Nội và các cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố đảm bảo nội dung các hoạt động cũng như các điểm đến đều nghiêm túc an toàn, đồng thời liên tục rút kinh nghiệm từng bước hoàn thiện, nâng cao và đổi mới chương trình.
Ban biên tập