Những lá đề bằng gỗ phát hiện tại khu di tích Vườn Hồng thuộc khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long

Theo sử tích của Phật giáo, Đức Phật đã thành đạo dưới cây bồ đề nên loài cây này đã trở thành biểu trưng cho sự giác ngộ của Phật. Dưới ảnh hưởng của Phật giáo, hình tượng lá đề được sử dụng rất nhiều trong trang trí điêu khắc thời Lý. Hình tượng lá đề thường lồng ghép với hình tượng rồng, phượng trong một tổng thể hài hòa, giàu thẩm mỹ. Lá đề thời Lý đa số được làm từ chất liệu đất nung, có hoặc không phủ men. Trong đợt khai quật khu Vườn Hồng năm 2012-2014, các nhà khảo cổ học đã phát hiện một số lá đề chất liệu gỗ – đây là những di vật rất đặc biệt trong một di tích rất đặc biệt.

Tại hố khai quật G08, xuất lộ di tích kiến trúc tâm linh mang ký hiệu 12.VH.G08.KT.290 phân bố trong khoảng toạ độ từ X:-132 đến X:-139; từ Y:-227 đến Y:-238 theo hệ thống lưới tọa độ Hoàng thành Thăng Long.

 lade1

Di tích được xây dựng bằng gỗ – đá, nằm hoàn toàn trong lớp đất đắp nền thời Lý, xuyên qua lớp văn hóa thời Đại La. Di tích xuất lộ gồm 3 bộ phận cấu trúc móng đặc biệt. Cấu trúc móng trung tâm và 2 cấu trúc móng phụ đối xứng về 2 phía Đông – Tây với tổng diện tích ước tính khoảng 400m2.

Móng trung tâm có 4 lớp bao bọc lẫn nhau theo thứ tự: chính giữa là khối đá lớn, mặt khối khoét lõm hình tròn có đường kính 66cm, sâu 34cm. Quanh khối đá có 4 xà gỗ khớp mộng bao quanh tạo thành hình vuông. Đáy của móng bước đầu xuất lộ 2 lớp xà gỗ lớn khác chồng lên nhau. Bao quanh phía ngoài là các cọc gỗ cắm sát nhau tạo thành hình vuông. Lớp ngoài cùng có 2 vòng tròn đồng tâm mà dấu tích là các lỗ cột lớn tạo thành.

Hai cấu trúc phụ có mặt bằng cao hơn mặt bằng chính của kiến trúc trung tâm nhưng hoàn toàn làm bằng gỗ, hình giống hình elip.

Cả ba cấu trúc móng này tại vị trí chính giữa đều có bộ phận đá hoặc có lõm tròn hình trứng với gia cố nền móng hết sức chắc chắn. Nó cho liên tưởng được sử dụng để đỡ các cấu trúc nêu trên có thể chuyển động được.

Trong lòng kiến trúc trung tâm, các nhà khảo cổ học đã phát hiện 5 lá đề bằng gỗ. Trong đó có một lá đề cân, được sơn son và chạm hình 2 con rồng chầu quầng sáng hình lá đề mang đặc trưng của nghệ thuật thời Lý.

lade2

Lá đề còn nguyên vẹn nhất có ký hiệu: 12.VH.G8.L13.KT.290: 018. Lá đề cân xứng trang trí hình rồng có bố cục như­ sau: diềm lá đề trang trí hình hình dấu hỏi. Bên trong đ­ường diềm, hoa văn trung tâm là lá đề trang trí hình hai con rồng đ­ược thể hiện trong tư­ thế chầu đối xứng nhau qua trục trung tâm của lá đề. Đầu rồng ngẩng cao hư­ớng vào khoảng giữa, thân rồng dài uốn khúc hình sin lượn sát xuống đáy lá đề vòng ra hai bên, nương theo diềm lá đề hất ng­ược lên trên và chụm lại ở gần sát phần đỉnh. Miệng rồng ngậm ngọc, mào dài và nhọn h­ướng lên trên, bờm dài lư­ợn ra phía sau, mang xoáy, mắt thon, cung mày cong, thân hình tròn lẳn, vây lửa đều. Kích thước: Dài 8,7cm, rộng 8,6cm, dày 1,1cm.

Theo nghiên cứu ban đầu, những lá đề này có thể liên quan đến Phật giáo Mật Tông vốn rất phổ biến trong xã hội thời Lý.

Bùi Thị Thu Phương

Bài viết cùng chủ đề

Check Also
Close
Back to top button