Mở cửa Hầm chỉ huy tác chiến Bộ Tổng Tham mưu

Nhân dịp Kỷ niệm 40 năm chiến thắng “Hà Nội- Điện Biên Phủ trên không”, sáng 20/12/2012, di tích Hầm chỉ huy tác chiến – Bộ Tổng tham mưu tại Hoàng thành Thăng Long đã chính thức mở cửa đón khách tham quan sau hai năm phục hồi, tu bổ.

hamchihuy1

Một phần của Hầm chỉ huy tác chiến

Đến dự buổi lễ mở cửa tham quan Di tích có nguyên Tổng Bi thư Lê Khả Phiêu, đại diện Cục Tác chiến, Bộ Tổng tham mưu, Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, các đơn vị của Bộ Quốc phòng, các nhân chứng lịch sử…

Hầm chỉ huy tác chiến Bộ Tổng tham mưu được xây dựng từ năm 1964 đến năm 1965, kết cấu nửa nổi nửa chìm bằng bê tông nguyên khối với khối lượng khoảng 1.000m3; nóc dày 1,4m; tường dày 40cm.

Tại đây, đã diễn ra nhiều cuộc họp do các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước chủ trì và đưa ra những quyết định quan trọng trong kháng chiến chống Mỹ. Và trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không, căn hầm là nơi ghi dấu cuộc đấu trí cam go giữa cơ quan tham mưu chiến lược của Quân đội nhân dân Việt Nam với không lực Hoa Kỳ.

Với diện tích 65m2, căn hầm chia làm 2 phòng: phòng giao ban tác chiến và phòng trực ban tác chiến.

hamchihuy2

Phòng Trực ban tác chiến trong hầm rộng 34 m2, nơi tập trung hệ thống trang thiết bị máy móc,
bộ đàm, sa bàn…phục vụ cho công tác chi huy tác chiến những năm chiến tranh

Tại Hầm chỉ huy tác chiến – Bộ Tổng tham mưu đã có những cuộc họp rất quan trọng. Ở đây đồng chí Lê Duẩn – Bí thứ thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Thượng tướng Văn Tiến Dũng, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh khi ở miền Nam ra Hà Nội cũng từng họp và làm việc ở đây.

Chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968, có đồng chí  Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng – Lê Duẩn, các đồng chí Lê Đức Thọ, Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Văn Linh, Văn Tiến Dũng, Trần Quốc Hoàn, Lê Thanh Nghị, Nguyễn Duy Trinh, Phan Trọng Tuệ, Song Hào, Lê Quang Đạo, Lê Hiến Mai, Trần Quý Hai… đã họp bàn ở đây.

Khi tiến hành Tổng tiến công và nổi dạy Xuân 1968, ở Sở chỉ huy này đồng chí Văn Tiến Dũng đã phát lệnh Tổng tiến công và nổi đậy.

Đêm 18/12/1972, tại hầm sở chỉ huy tác chiến Bộ Tổng Tham mưu trong Thành cổ Hà Nội đã diễn ra cuộc đấu trí cam go giữa cơ quan tham mưu chiến lược của Quân đội nhân dân Việt Nam với không lực Hoa Kỳ. Vào thời điểm đó, Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng có mặt cùng các sĩ quan tham mưu tác chiến chỉ đạo các lực lượng phòng không mở màn trận quyết chiến chiến lược 12 ngày đêm để sau đó làm nên một Điện Biên Phủ trên bầu trời Hà Nội.

Thiếu tướng Nguyễn Văn Ninh – nguyên Cục phó Cục Tác chiến (khi đó là Thiếu tá) kể lại, từ ngày 17/12/1972, Bộ Tổng Tham mưu đã ra lệnh cho Quân chủng Phòng không – Không quân vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao nhất, đề phòng B-52 Mỹ đánh từ vĩ tuyến 20 trở ra các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là Hà Nội.

Từ đầu tháng 3 đến ngày 30/4/1975 tại hầm chỉ huy tác chiến và Phòng giao ban ở tầng 1 nhà làm việc Cục Tác chiến, là nơi Bộ đã điều hành chỉ huy cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975. Các danh tướng như Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng, Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn… luôn chủ trì giao ban, trực tiếp thảo mệnh lệnh, chỉ đạo quân và dân ta “tiến hành cuộc chiến tranh yêu nước vĩ đại nhất trong lịch sử nước nhà” (Nghị quyết Trung ương 12 – khóa III) đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi.

Kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hầm chỉ huy tác chiến Bộ Tổng Tham mưu đã làm tròn chức năng quan trọng và vẻ vang của mình. Cùng với các công trình khác như hầm D67 của Quân uỷ Trung ương-Bộ Tổng Tư lệnh, Hầm C52 Cục Quân báo, Hầm chỉ huy tác chiến Bộ Tổng Tham mưu nằm trong cụm công trình quốc phòng (1965-1975) được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2005.

Từ đầu tháng 3 đến ngày 30/4/1975 tại hầm chỉ huy tác chiến và Phòng giao ban ở tầng 1 nhà làm việc Cục Tác chiến, là nơi Bộ đã điều hành chỉ huy cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975. Các danh tướng như Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng, Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn… luôn chủ trì giao ban, trực tiếp thảo mệnh lệnh, chỉ đạo quân và dân ta “tiến hành cuộc chiến tranh yêu nước vĩ đại nhất trong lịch sử nước nhà” (Nghị quyết Trung ương 12 – khóa III) đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi.

Kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hầm chỉ huy tác chiến Bộ Tổng Tham mưu đã làm tròn chức năng quan trọng và vẻ vang của mình. Cùng với các công trình khác như hầm D67 của Quân uỷ Trung ương-Bộ Tổng Tư lệnh, Hầm C52 Cục Quân báo, Hầm chỉ huy tác chiến Bộ Tổng Tham mưu nằm trong cụm công trình quốc phòng (1965-1975) được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2005.

Bài viết cùng chủ đề

Back to top button