Kết nối triển khai chương trình giáo dục di sản với ngành Giáo dục huyện Đan Phượng

Thực hiện kế hoạch  hợp tác triển khai chương trình Giáo dục di sản trong các trường học trên địa bàn thủ đô, ngày 22/3/2019,  Trung tâm Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long -Hà Nội đã có buổi làm việc với đoàn cán bộ giáo dục huyện Đan Phượng. Tham dự có đ/c Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng, đ/c Trưởng phòng Giáo dục Đào tạo huyện Đan Phượng và hơn 30 thầy cô giáo đại diện các trường học thuộc huyện Đan Phượng.

danphuong01

Đoàn làm lễ dâng hương tại điện Kính Thiên

Trong thời gian qua, các công ty du lịch, các nhà trường đã tổ chức cho nhiều đoàn học sinh tới tham quan, học tập tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long. Vào những dịp cao điểm, khu di sản Hoàng thành Thăng Long đã đón hàng vạn học sinh một tháng.Tuy nhiên việc tham quan tự do,  đi theo kiểu “cho có” với số lượng lớn, đã không đảm bảo quyền lợi được tham quan, dã ngoại, học tập thực sự  của các em. Vì vậy, không đáp ứng được mong mỏi của các em học sinh, thầy cô giáo và các bậc phụ huynh.

danphuong02

Đoàn chụp ảnh lưu niệm tại Thềm Rồng Điện Kính Thiên

Để giúp các em học sinh đến Hoàng thành Thăng Long được trải nghiệm một chuyến tham quan bổ ích, hiệu quả, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội đã xây dựng chương trình giáo dục di sản phù hợp với các cấp học và phối hợp với Sở Giáo dục Đào tạo Hà Nội triển khai sâu rộng chương trình này trong các nhà trường.

danphuong03

Lãnh đạo huyện Đan Phượng trao đổi tại buổi làm việc

Thực hiện sự chỉ đạo của Sở Giáo dục Đào tạo Hà Nội và UBND huyện Đan Phượng, phòng Giáo dục Đào tạo huyện Đan Phượng đã tổ chức chuyến khảo sát thực tế tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long để tìm hiểu nội dung chương trình cụ thể, cũng như trao đổi, đề xuất các nội dung phối hợp giữa các đơn vị để tổ chức tốt các hoạt động tham quan, tìm hiểu di sản Hoàng thành Thăng Long và khu di tích Cổ Loa.

danphuong04

Các thầy cô giáo đã đóng góp nhiều ý kiến để tổ chức chương trình tốt hơn

Trong buổi làm việc, đại diện Trung tâm đã giới thiệu các chương trình giáo dục di sản cụ thể, các quyền lợi được thụ hưởng của học sinh khi tham gia chương trình, đặc biệt nêu rõ sự khác biệt của chương trình giáo dục di sản với việc tham quan thông thường, nhấn mạnh tính chất học tập, tìm hiểu di sản theo hướng trải nghiệm, tương tác, vừa học vừa chơi. Lãnh đạo Huyện Đan Phượng cũng đánh giá cao việc triển khai chương trình giáo dục di sản cho các em học sinh, đây là cách tiếp cận đúng đắn để  thu hút các em học sinh đến với di sản, giúp các em nâng cao kiến thức văn hóa lịch sử và giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Trong thời gian tới, huyện Đan Phượng sẽ chỉ đạo các nhà trường phối hợp với Trung tâm để tổ chức tốt các hoạt động giáo dục di sản cho học sinh tại Hoàng thành Thăng Long và khu di tích Cổ Loa.

Kim Yến

Bài viết cùng chủ đề

Back to top button