Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khu vực chính điện Kính Thiên năm 2015

Sáng nay, ngày 14/12/2015, tại Hoàng thành Thăng Long, Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam báo cáo sơ bộ kết quả khai quật thăm dò khu vực chính điện Kính Thiên năm 2015.

Trong chương trình nghiên cứu khảo cổ học lâu dài tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long phục vụ dự án nghiên cứu khôi phục không gian chính điện Kính Thiên và thực hiện nghiêm chỉnh cam kết với UNESCO về mở rộng nghiên cứu khảo cổ học làm sáng rõ các giá trị nổi bật toàn cầu của khu di sản, năm 2015, Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội tiếp tục phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam khai quật thăm dò khu vực phía Bắc di tích Đoan Môn, với tổng diện tích gần 1000 m2, gồm 3 hố H1, H2 và H3.

Tại các hố khai quật đã xuất lộ dày đặc các tầng văn hóa, các dấu tích kiến trúc đa dạng, phong phú, chồng xếp lên nhau, kéo dài hơn 10 thế kỷ, địa tầng khai quật có chỗ sâu tới 5m.

Theo PGS. TS Tống Trung Tín, kết qủa khai quật năm nay đã làm rõ hơn không gian Đan Trì thời Lê sơ và Lê Trung hưng được phát hiện từ những năm trước, khẳng định rõ hơn phần cấu trúc góc Tây Nam của không gian chính điện Kính Thiên, gồm có sân đại triều, tường bao và kiến trúc hành lang thuộc thời Lê sơ và Lê Trung hưng ( (từ thế kỷ XV- XVIII). Đặc biệt đã làm rõ hơn dấu tích đường nước lớn thời Lý đang phát triển kéo dài về phía ngoài Đoan Môn. Từ Đông sang Tây, chiều dài của đường nước đo được khoảng 83m, chiều Bắc Nam dài khoảng 72m. Thời trần, cũng tìm thấy các dấu tích kiến trúc hoa chanh, dấu tích bồn hoa.

Trên cơ sở kết quả khai quật, giáo sư Phan Huy Lê đề xuất: Tổ chức tổng kết công tác nghiên cứu khai quật khảo cổ học tại khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long (Vườn Hồng,  Kính Thiên- Đoan Môn) trong 5 năm qua (2011- 2015) để tổng hợp xâu chuỗi lại kết quả khai quật và định hướng nghiên cứu tiếp theo; Cần xây dựng một kế hoạch khảo cổ học tổng thể, lâu dài, với những mục tiêu cụ thể, đặc biệt là ưu tiên nghiên cứu khai quật khảo cổ học để phục vụ đề án nghiên cứu khôi phục không gian chính điện Kính Thiên; Kết quả khai quật phải được bảo tồn và phát huy giá trị để phục vụ cộng đồng và khách du lịch.

Các cuộc khai quật từ năm 2011 đến nay tại khu vực Kính Thiên – Đoan Môn (thuộc Cấm thành Thăng Long) đã đem lại những nhận thức hết sức quan trong, có tính “đột phá” đối với việc nghiên cứu các dấu tích của kinh đô Thăng Long. Từ khu vực Vườn Hồng, qua 18 Hoàng Diệu, đến khu vực Kính Thiên đều có cấu trúc địa tầng và các tầng văn hóa mang tính thống nhất cao, với các lớp văn hóa từ Đại La, qua Đinh – Tiền Lê, đến Lý, Trần, Lê Sơ, Mạc, Lê Trung hưng và Nguyễn. Các di tích của các thời kỳ này dày đặc, đan xen, chồng xếp liên tiếp. Các bố cục, cấu trúc mặt bằng kiến trúc, các loại vật liệu và các kỹ thuật xây dựng được đan xen, thay đổi liên tục.

Một số hình ảnh tại hội nghị báo cáo kết quả khai quật năm 2015

khaiquat1

Các đại biểu tham quan khu vực khai quật

khaiquat6

khaiquat3

Dấu tích bồn hoa thời Trần

khaiquat4

Dấu tích đường nước lớn thời Lý

khaiquat5

khaiquat2

Hiện vật tìm thấy trong đợt khai quật năm nay

Kim Yến
Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội

Bài viết cùng chủ đề

Check Also
Close
Back to top button